Loài kiến và những điều thú vị về kiến bạn không nên bỏ qua

Loài kiến và những điều thú vị về kiến bạn không nên bỏ qua

Kiến dù không gây nguy hiểm cho con người đôi khi còn giúp ích nhưng kiến cũng không được hoan nghênh khi xuất hiện khá nhiều trong nhà. Loài kiến đang chiếm số lượng cá thể lớn nhất trong tất cả các loài côn trùng, chính vì điều này nên bạn rất dễ dàng tìm thấy chúng ở bất kỳ đâu: Trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn…

 

Loài kiến có tập tính xã hội cao, một tập đoàn có thể lên đến hàng triệu con


Tìm hiểu về tập tính, sinh sản, thức ăn… tất cả những thông tin về kiến bạn sẽ thấy loài côn trùng này cũng có rất nhiều điều thú vị. Và ngay sau đây, hãy cùng Diệt Côn Trùng tìm hiểu ngay về loài côn trùng nhỏ bé này nhé.

Giới thiệu chung về loài kiến

Kiến có tên khoa học là Formicidae thuộc họ côn trùng và thuộc bộ cánh màng. Kiến là một trong những loài côn trùng có tập tính xã hội cực cao, một tập đoàn kiến lớn có thể lên đến hàng triệu con. Chúng hoạt động với nhiều cơ chế vận hành riêng biệt và tất cả hợp thành một thể thống nhất.

Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 12.500 loài kiến chúng phân bố tập trung ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, bạn có thể bắt gặp được chúng ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ các vùng có khí hậu quá khắc nghiệt như Nam Cực, Iceland… Và tại Việt Nam, các lọai kiến mà bạn thường dễ bắt gặp là kiến đen, kiến lửa, kiến hôi, kiến riệng, kiến đường…

Theo phân tích kiến tách ra từ kỷ phấn trắng giữa cách đây khoảng 110 – 130 triệu năm. Kiến nguyên thủy chỉ trở nên phổ biến sau sự kiện tỏa nhánh thích nghi vào đầu kỷ Cổ Cận. Từ sau khi cây hạt kín xuất hiện, loài kiến đã tách ra thành nhiều giống loài khác nhau và trở thành kẻ thống trị vào khoảng cách đây 60 triệu năm.

Để thành lập được một siêu tập đoàn, loài kiến xây dựng tổ cho mình với nhiều con kiến giữ những vai trò khác nhau:

Kiến chúa

Kiến chúa là một con kiến cái, sống trong phòng chúa ở giữa tổ. Kiến chúa nhận 1 nhiệm vụ duy nhất là đẻ trứng để gây dựng một tổ chức ngày càng đông đúc hơn.

Kiến thợ

Là loài kiến mà mắt thường con người hay nhìn thấy. Công việc của loài kiến thực là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, xây dựng tổ.

Loài kiến thợ đa số đều là kiến cái, tuy nhiên chúng không có khả năng sinh sản vì cơ quan sinh sản không được phát triển đầy đủ.

Kiến lính

Loài này không chiếm số lượng quá lớn trong tổ và nhiệm vụ của chúng là chỉ để canh gác tổ. Loài kiến thợ phát triển rất nhanh và giúp bảo vệ tổ của mình bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Ngoài ra chức năng của kiến lính là để đuổi các con kiến khác ra khỏi tổ của mình.

Nguồn thức ăn của kiến cực kỳ đa dạng, chúng ăn một số hạt, săn động vật khác và có loài ăn được cả nấm. Tuy nhiên, nguồn thức ăn yêu thích của chúng là đồ ngọt, mật rệp vừng. Do có tính tập thể cao nên việc tìm kiếm và di chuyển thức ăn của kiến khá thuận lợi.

Cấu tạo cơ thể kiến

Tương tự như cấu tạo thường thấy của các loài côn trùng, cấu tạo cơ thể kiến được chia thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Kích thước của kiến loài to nhất có thể đạt 2,5cm và loài nhỏ nhất có kích thước chỉ từ 0,1cm.

Phần đầu

Đầu kiến có 2 cặp ăng – ten, mắt, miệng. Trong đó phần ăng – ten nhận nhiệm vụ cảm nhận mùi vị, nhận biết môi trường xung quanh. Cặp ăng – ten của kiến có thể chuyển động liên tục để định hướng tìm kiếm thức ăn.

Mắt kiến thuộc hệ đa tròng, có thể hiểu là có nhiều tròng mắt. Thông thường các loài kiến sẽ có 6 tròng (kiến chúa và kiến đực sẽ có tròng nhiều hơn), cũng có một số loài kiến lên đến 1000 tròng.

Kiến còn có đôi hàm cực kỳ chắc khỏe, miệng của chúng đặc biệt là hàm dưới được sử dụng để vận chuyển thức ăn, tự vệ và là dụng cụ xây tổ.

Phần ngực

Ngực kiến có 3 cặp chân, phần dưới cùng của chân có dạng cái móc giúp chúng leo trèo vô cùng dễ dàng. Đa phần kiến đều không có cánh, tuy nhiên với kiến chúa và kiến đực lại là ngoại lệ, chúng có 1 cặp cánh ở ngực để dùng khi giao phối.

Phần bụng

Là nơi tập trung rất nhiều cơ quan của kiến trong đó bao gồm: Cơ quan tiêu hóa, sinh sản… Hầu hết phần bụng của kiến đều có kim châm là vũ khí cực kỳ lợi hại để chúng tự vệ và bảo vệ tổ của mình.

Vòng đời của kiến

Kiến là loài côn trùng biến hóa hoàn toàn chính vì thế nên chúng trải qua 4 giai đoạn phát triển để có thể trở thành loài trưởng thành: Trứng, nhộng, ấu trùng, kiến trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Kiến cái sau khi giao phối thành công sẽ trở thành kiến chúa, chúng sẽ tìm một nơi thích hợp để xây tổ và đẻ trứng để thành lập một tập đoàn cho riêng mình.

Trứng của loài kiến thường có màu trắng trong suốt, và có hình bầu dục. Trứng kiến có kích thước rất nhỏ đường kính chỉ khoảng 0,5mm nên bằng mắt thường rất khó để có thể nhìn thấy.

Giai đoạn ấu trùng

Trứng sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng mang hình giòi chúng giống như hình dáng quả lê, hoặc quả bầu có màu trắng nhạt. Ở giai đoạn ấu trùng giòi chúng không có chân, phần đầu và khoang miệng ở phần đầu hẹp.

Ấu trùng ở giai đoạn này ăn rất nhiều, chúng được sự chăm sóc và nuôi dưỡng của các con trưởng thành. Chúng chuyển thức ăn hoặc chất lỏng cho ấu trùng từ miệng qua miệng hoặc từ hậu môn qua miệng.

Giai đoạn nhộng

Sau từ 4 – 5 lần lột xác các ấu trùng sẽ chuyển sang thành nhộng. Ở giai đoạn này trông chúng rất giống con trưởng thành, nhưng chúng không có chân và râu của chúng cuộn lại vào cơ thể. Ở giai đoạn nhộng, chúng có màu trắng, cơ thể mềm và chúng thường không ăn uống gì.

Giai đoạn trưởng thành

Kiến sau giai đoạn nhộng sẽ biến thái thành con trường thành. Chúng sẽ có màu đậm hơn so với những con trưởng thành trước. Và những con trưởng thành này sẽ phân hóa thành 3 thành phần chính trong quần thể kiến là kiến chúa, kiến đực và kiến thợ.

Kiến chúa và kiến đực sẽ phát triển đôi cánh để có thể thực hiện việc giao phối. Ngược lại kiến thợ không phát triển cơ quan sinh sản nên chúng không có cánh, chỉ thực hiện nhiệm vụ kiếm ăn, xây tổ, chăm sóc trứng và bảo vệ tổ.

Kiến sống được bao lâu

Tùy thuộc vào từng loài, điều kiện môi trường sống và chức năng của chúng trong tổ sẽ có tuổi thọ khác nhau. Theo đó, với điều kiện môi trường lý tưởng từng cấp bậc kiến sẽ có tuổi thọ như sau:

  • Kiến chúa: Có tuổi thọ lên đến 10 năm với điều kiện sống lý tưởng. Chỉ cần chúng không bị quấy rầy, xâm chiếm thì chúng có thể sống lâu hơn như thế.
  • Kiến đực: Loài kiến có tuổi thọ ngắn nhất bởi chúng chỉ có chức năng giao phối với kiến chúa. Và chúng có tuổi thọ khoảng 1 tuần, sau khi giao phối với con cái chúng sẽ chết khá nhanh.
  • Kiến thợ: Chúng có thể sống được vài tháng và trong khoảng thời gian sống chúng thực hiện công việc để duy trì tổ kiến: Chăm sóc kiến chúa, trứng kiến, xây tổ, kiếm ăn.
  • Những điều đặc biệt về kiến có thể bạn chưa biết

    Kiến có sức mạnh phi thường

    Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng kiến lại có sức mạnh rất phi thường. Chúng có thể mang vật nặng có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể chúng. Bởi kiến có phần cơ bắp dày hơn, to hơn so với tỉ lệ cơ thể thì phần cơ bắp của kiến phát triển tốt hơn nhiều động vật khác và kể cả con người.

    Kiến nhận diện nhau bằng mùi

    Tập tính của kiến là sống bầy đàn, thông thường những con kiến trong tổ sẽ có một mùi hương riêng biệt. Và đó cũng chính là tín hiệu để chúng có thể nhận diện những con khác cùng tổ hay khác tổ.

    Kiến đực là thức ăn của kiến chúa

    Kiến chúa và kiến đực đều có cánh, chúng sẽ bay ra ngoài giao phối với nhau. Sau khi giao phối xong con đực sẽ chết, phần cánh và cơ bắp của chính chính là thức ăn để duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra lứa kiến thợ đầu tiên xây dựng tập đoàn kiến mới.

    Loài kiến có tính đoàn kết khá cao và là kiểu mẫu cho loài sống theo tập tính xã hội. Trên thế giới hiện nay có khoảng 10 triệu tỉ con kiến mặc dù số lượng bị giết mỗi ngày khá nhiều. Vì không gây hại hay quá nguy hiểm cho con người nên bạn có thể sử dụng một số biện pháp nhân đạo để đuổi chúng ra khỏi nhà thay vì tìm cách tiêu diệt chúng.

Hiểu về nhu cầu khách hàng chúng tôi luôn có Dịch Vụ.

Combo phun diệt côn trùng ruồi muỗi kiến gián hóa chất nhập không mùi


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.